Lịch sử hình thành Trường_Trung_học_phổ_thông_Thăng_Long

Năm 1920, trường tư thục Thăng Long được thành lập và tuyển sinh đến cấp thành chung (tương đương cấp II hay Trung học cơ sở hiện nay) đến năm 1935 được mở rộng lên bậc tú tài (tương đương cấp III hay Trung học phổ thông hiện nay).

Sau khi giải phóng Thủ đô - Theo chủ trương của Đảng các trường tư thục sẽ được quốc lập hóa (chuyển sang loại hình công lập) và bậc phổ thông chia 3 cấp riêng biệt. Thăng Long cũng vậy: Cấp I vẫn giữ tên Thăng Long ở địa điểm ngõ Trạm, Bộ phận cấp III rời về phố Trần Hưng Đạo lấy tên là Minh Tân (hiện nay là địa điểm của trường Võ Thị Sáu). Năm 1960 hai trường tư thục Minh Tân và Nguyễn Huệ sát nhập làm một và được quốc hữu hóa lấy tên là trường phổ thông cấp III Trưng Vương B (gọi tắt là Trưng Vương 3B) học buổi chiều cùng với Trưng Vương 3A  tại phố Hàng Bài. Đến năm 1963-1964 cơ sở này chuyển lại cho cấp II Trưng Vương, Trưng Vương 3B chuyển về ngõ Quỳnh phố Bạch Mai cùng cơ sở với cấp III Đoàn Kết (Quận Hai Bà Trưng).

Đầu năm học 1965-1966 Trưng Vương III tách làm hai phân hiệu: một phân hiệu về Lĩnh Nam –Thanh Trì, một phân hiệu lên lâm trường Hữu Lũng-Lạng Sơn. Theo chủ trương của Sở Giáo dục các trường có quy mô lớn có thể tách ra cho phù hợp với tình hình mới. Phân hiệu Trưng Vương 3B sơ tán tại Hữu Lũng được phép thành lập trường mới và được lấy  lại tên cũ là Thăng Long. Trường phổ thông cấp III Thăng Long được ra đời.[1]

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai